► Mỗi loại mạch khuếch đại thường có ưu điểm và nhược điểm khác nhau, chẳng hạn như mạch class A thì chỉ nghe nhạc trên hệ thống loa toàn giải vì nó đốt nóng ở tầng công suất, còn khuếch đại ra loa thì lại thấp , ưu điểm của mạch khuếch đại class A là cho ra chất lượng âm thanh tốt, độ chân thật cao, vì độ sai số của class A là cực thấp .
Sơ đồ mạch Class A
Còn nhược điểm của class A là tiêu hao quá nhiều năng lượng ở tầng công suất , chẳng hạn như ở tầng công suất là 100W thì công suất ra loa chỉ đạt 25W
►
Mạch khuếch đại class AB có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với mạch khuếch đại class A, đây là sự kết hợp giữa A-B chẳng hạn như A là để đẩy còn B là để kéo
Công suất vào 100W thì công suất ra sẽ là 50W, mạch khuếch đại này được sử dụng rộng dãi cho nhu cầu phục vụ giải trí nghệ thuật như sự kiện - giải trí ca hát trong gia đình mà giá thành thì chỉ ở mức trung bình
Sơ đồ mạch khuếch đại class AB
So sánh giữa hai mạch class A và class AB
Nhược điểm của bộ khuếch đại class AB là có chỉ số sai lệch khi đưa công suất ra loa, chính vì thế mà mạch khuếch đại class AB chỉ phù hợp với nhu cầu giải trí ca hát hoặc phục vụ cho âm thanh show vừa và nhỏ có mức đầu tư thấp
► Mạch khuếch đại class D là mạch khuếch đại có chỉ số sai lệnh lớn nhất, chẳng hạn như công suất đầu vào là 100W thì công suất ra loa sẽ đạt 90W
Ưu điểm của bộ khuếch đại class D là sử dụng rộng dãi trong các thiết bị di động hay các dòng loa active của hãng, bởi vì nó được thiết kế nhỏ gọn nhẹ hơn so với các mạch khuếch đại khác, không đốt nóng ở tầng công suất quá nhiều nên nó vận hành mát mẻ hơn so với class A class AB
Sơ đồ mạch khuếch đại class D
Nhược điểm của mạch khuếch đại này là chỉ số sai lệnh cao, méo phi tuyến lớn, nên mạch khuếch đại class D chỉ phát triển mạnh ở các thiết bị mang tính di động như Loa active - loa kẹo kéo - và thiết bị nghe nhạc di động khác
►
Bài viết sẽ tiếp tục được cập nhật thêm .................